Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    1,816

    Hà Tĩnh liên kết sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới.

    Xác định tầm quan trọng của kinh tế tập thể, những năm qua, tỉnh Hà Tĩnh luôn quan tâm đổi mới nhận thức về phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã (HTX), lấy chất lượng, hiệu quả làm thước đo, phát triển đa dạng các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới.


    Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Tĩnh, tính đến hết năm 2017, địa phương có 780 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm gần 60% trong tổng số HTX của toàn tỉnh; vốn điều lệ bình quân của các HTX đạt 1,34 tỷ đồng/HTX, doanh thu bình quân đạt 547 triệu đồng/HTX, thu nhập của người lao động đạt trên 24 triệu đồng/người/năm. Kết quả phân loại theo Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, loại tốt, khá chiếm 34,9%, loại trung bình chiếm 32,4%, loại yếu kém chiếm 15,3%. Tag: may thoi khi

    Cùng với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, vai trò, hiệu quả của mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo chuỗi giá trị ngày càng được nâng cao. Đến nay, đã có 120 HTX sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

    Nhìn chung, số lượng HTX trên địa bàn tăng nhanh, chất lượng hoạt động bước đầu đã có thay đổi. Các HTX nông nghiệp đã mạnh dạn đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới đáp ứng yêu cầu của thị trường. Xuất hiện nhiều mô hình HTX kiểu mới hoạt động đúng bản chất và đưa lại hiệu quả kinh tế, liên kết, hỗ trợ có hiệu quả cho kinh tế hộ nông dân và có sức lan tỏa.

    Về liên hiệp hợp tác xã, toàn tỉnh hiện có 4 liên hiệp HTX hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp nhằm liên kết mở rộng quy mô, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, giúp đỡ các HTX thành viên cùng phát triển, tiêu thụ sản phẩm. Các liên hiệp HTX mới thành lập đang từng bước triển khai đề án phát triển sản xuất, kinh doanh.

    Bên cạnh những kết quả đạt được, theo đánh giá của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, hoạt động của đa phần hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Trong đó, mặc dù HTX nông nghiệp đã có bước chuyển biến quan trọng phục vụ kinh tế và đời sống thành viên, tuy nhiên, các dịch vụ HTX nông nghiệp cung ứng cho thành viên vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp trong kết quả kinh doanh của HTX so với nhu cầu thực tế mà thành viên và người dân kỳ vọng. Tag: ống sủi tạo oxy ao tôm

    Tỷ lệ chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012 đạt khá cao (trên 97%) nhưng việc chuyển đổi chưa thực sự đi vào thực chất. Trên thực tế, có nhiều HTX đã chuyển đổi nhưng hoạt động vẫn mang dáng dấp của HTX kiểu cũ: khó khăn trong việc huy động vốn góp từ thành viên, dịch vụ cung cấp mang tính chất đơn điệu. Vẫn còn một số HTX chưa tổ chức chuyển đổi mà cũng chưa giải thể hoặc đã chuyển đổi nhưng không hoạt động hoặc hoạt động mang tính hình thức, hoặc chuyển đổi nhưng không đăng ký kinh doanh.

    Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của HTX nhìn chung còn thấp. Quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nhỏ lẻ, khó mở rộng; vốn điều lệ thấp tập trung chủ yếu vào tài sản cố định. Hoạt động sản xuất của HTX chưa xuất phát từ nhu cầu thị trường.

    Đáng chú ý, năng lực quản trị của cán bộ quản lý HTX còn yếu (tỷ lệ cán bộ HTX được đào tạo mới chỉ đạt 30,9%); nhiều cán bộ quản trị HTX chủ yếu làm theo kinh nghiệm, chưa qua đào tạo nên gặp khó khăn trong quản lý, lập kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh. Bộ máy kế toán thiếu chuyên môn nghiệp vụ, một số HTX không có nhân viên kế toán nên hạch toán không rõ ràng, không thực hiện chế độ lưu trữ chứng từ nên không có cơ sở để xác định tính chính xác, đầy đủ tình hình tài chính.

    Mặt khác, chính sách hỗ trợ hợp tác xã được ban hành khá nhiều nhưng còn tản mạn, thiếu nguồn lực đầu tư cho liên kết và tiêu thụ sản phẩm. Việc các HTX tiếp cận chính sách của Trung ương còn hạn chế.

    Theo Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, để khắc phục các khó khăn còn tồn tại, đặc biệt thực hiện các mục tiêu của Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 theo Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ, với Hà Tĩnh, cần củng cố nâng cao hiệu quả các HTX nông nghiệp. Trong đó, duy trì, củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của 272 HTX nông nghiệp được đánh giá là có hiệu quả sau khi thực hiện phân loại HTX; phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có 60% số HTX hoạt động có hiệu quả, thu nhập bình quân của thành viên và người lao động trong HTX tăng từ 1,2 đến 1,5 lần so với năm 2017.

    Cùng với đó, triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng có trình độ phù hợp về làm việc có thời hạn tại các HTX trong năm 2018 (năm 2018 triển khai thí điểm 4 cán bộ/4 HTX trên địa bàn 4 huyện) và nhân rộng trong những năm tiếp theo. Tổ chức triển khai tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực quản trị cho cán bộ quản lý HTX về pháp luật và chính sách liên quan đến kinh tế hợp tác xã; tạo điều kiện cho các HTX tiếp cận nguồn vốn tín dụng, xây dựng cơ sở hạ tầng, liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm.

    Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao mới chủ yếu ở lĩnh vực thủy sản (nuôi trồng, chế biến thủy sản), trồng trọt (trồng cây ăn quả trong nhà màng). Vì vậy, cần tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm của các HTX ứng dụng, phát triển công nghệ cao, HTX nông nghiệp kiểu mới tại một số tỉnh thành; hỗ trợ và có chính sách khen thưởng đối với các HTX xây dựng mô hình HTX kiểu mới hoạt động có hiệu quả, điển hình nhằm tiến tới xây dựng các HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

    Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp yếu, kém, hướng dẫn, chỉ đạo các HTX xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và thực hiện có hiệu quả phương án sản xuất đã đề ra. Đào tạo, tập huấn kiến thức quản trị, kỹ năng tiếp cận thị trường cho các HTX để phát triển các mối liên kết giữa các HTX với nhau, giữa HTX với doanh nghiệp nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm; hướng dẫn các HTX tạo lập hồ sơ tài chính chặt chẽ để thuận tiện việc huy động vốn, vay vốn đầu tư vào sản xuất.

    Mặt khác, thành lập mới và tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả. Lựa chọn các ngành hàng chủ lực của địa phương để thúc đẩy việc thành lập HTX chuyên ngành nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế của 3 vùng sinh thái đặc trưng của tỉnh: Miền núi, trung du; đồng bằng; đồng bằng ven biển. Với vùng miền núi, trung du phát triển HTX trồng trọt (cây ăn quả cam, bưởi), cây công nghiệp (chè), HTX chăn nuôi đại gia súc (lợn, bò). Vùng đồng bằng phát triển HTX sản xuất thu mua chế biến lúa; vùng ven biển phát triển HTX nuôi trồng thuỷ sản (tôm).

    Về phát triển liên hiệp HTX nông nghiệp, tiếp tục duy trì, củng cố hiệu quả hoạt động của 4 liên hiệp HTX trên địa bàn tỉnh, tăng cường mối liên kết giữa các liên hiệp HTX trên địa bàn có khả năng hỗ trợ hoạt động sản xuất, tiêu thụ, tiến tới phát triển quy mô liên kết vùng./.

    Nguồn: cpv.org.vn/kinh-te/ha-tinh-day-manh-phat-trien-kinh-te-hop-tac-xa-497768.html

 

 

Có thể bạn quan tâm

  1. 93 ổ dịch sốt xuất huyết Dengue được phát hiện ở tỉnh Kon Tum
    Bởi seo012013 trong diễn đàn Tổng hợp quảng cáo
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 09-16-2018, 05:19 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •