Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    1,816

    Người dân đổi đời nhờ nuôi loài cá bớp háu đói.

    Vợ chồng anh Lê Văn Út là những hộ đầu tiên bỏ nghề đi biển lên bờ ra đảo Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) nuôi cá bớp-loài cá háu đói, ngon nức tiếng từ thịt cho đến lòng mề. Như nhiều hộ khác ở đảo Hòn Chuối, vợ chồng anh Út đã đổi đời như nuôi loài cá đặc sản thơm ngon này.

    Đổi đời nhờ cá bớp háu đói

    Đến đảo Hòn Chuối, tôi thực sự bất ngờ khi được thưởng thức các món ăn từ cá bớp do cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòn Chuối chế biến. Miếng cá nạc, giòn, thơm, vị ngọt tự nhiên không lẫn vào đâu. Đĩa lòng cá hấp dẫn với những miếng dạ dày giòn sần sật, trứng cá, gan cá thơm, mềm và hầu như không có mùi tanh.

    Thú vị hơn cả khi các chiến sĩ biên phòng cho biết, đây là sản phẩm cá bớp do người dân nuôi ở chính đảo Hòn Chuối. Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, cá bớp còn đang giúp nhiều hộ dân vốn ăn bữa nay lo bữa mai, vươn lên làm giàu. Tag: may thoi khi


    Theo Thượng tá Tô Thanh Ngoan, Chính trị viên Đồn Biên phòng Hòn Chuối: Năm 2010, học hỏi kinh nghiệm của người dân ở các địa phương: Phú Quốc, Côn Đảo đã nuôi cá bớp, một số hộ dân ở thị trấn Sông Đốc, thậm chí ở tận Kiên Giang đã ra đảo Hòn Chuối nuôi cá bớp. Không ngờ, vùng biển quanh đảo lại rất phù hợp với giống cá này. Cá lớn nhanh, ít dịch bệnh, chất lượng thịt cá thơm, ngon đặc biệt.

    Từ đây, nhiều người dân ở đảo Hòn Chuối cũng học hỏi kinh nghiệm, làm hộc để nuôi cá bớp, có người còn bỏ cả nghề đi biển để tập trung nuôi cá bớp. Có thời điểm, quanh đảo Hòn Chuối có tới hơn 50 hộ tham gia nuôi cá. Với thời gian nuôi khoảng 6 - 7 tháng, cá đạt trung bình 8 - 10kg thì xuất bán, mỗi hộc cá cũng cho thu lãi từ 30 - 50 triệu đồng.

    Hấp dẫn bởi các món ăn chế biến từ cá bớp, lại nghe thông tin cá bớp đang có giá bán tới 160.000 đồng/kg mà không có để bán… Sáng hôm sau, chúng tôi háo hức theo chân cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòn Chuối đến với những bè nuôi cá bớp quanh đảo. Tag: canh quat oxy

    Vợ chồng chị Phan Thị Kim Trang - anh Lê Văn Út là một trong những hộ đầu tiên ra đảo Hòn Chuối nuôi cá. Đến nay, gia đình đã có 20 hộc cá; đón chúng tôi lên bè cá bằng nụ cười thân thiện, chị Trang cho biết: “Năm nay, mới thả nuôi 15 hộc thôi, vì cá giống cuối năm 2017 cao quá, xấp xỉ 140.000 đồng/con. Trong khi hồi tháng 5, tháng 6 năm 2017, chỉ khoảng 90.000 đồng/con".

    Theo cách tính của chị Trang, nếu trung bình mỗi hộc nuôi khoảng 200 con, thì nguyên tiền cá giống đã là gần 30 triệu đồng/hộc. “Gối vụ 2018, vừa qua, gia đình mới mua 1.500 con giống, chi phí tốn hơn 200 triệu đồng. Mang về đến bè, cá hao hụt còn chưa đến 1.200 con, tính ra lên tới 170.000 đồng/con cá bớp giống”. Do nhà sẵn tàu lớn nên chị Trang ra tận ngoài khơi mua cá giống. Những hộ nuôi không tự đi mua cá giống thì nay cũng đã có thuyền đến tận nơi cung cấp con giống.

    Cũng theo chị Trang, sở dĩ, cá giống đắt như vậy bởi đây hoàn toàn là cá tự nhiên, được các ghe lớn đánh bắt ở vùng khơi mang về. Quá trình vận chuyển về đến đảo, cá cũng hao hụt đi ít nhiều. Trước kia, có ít hộ nuôi nên giá cá giống rẻ hơn, mấy năm nay cá giống đã hiếm, giá lại ngày một tăng.

    Vừa dẫn tôi đi xem những hộc cá nối dài, bên trong là vô số những con cá đã to bằng cổ tay, chị Trang vừa kể: “Cá bớp được nuôi hoàn toàn bằng cá đánh từ ghe giã cào, cá lưới bao ngoài biển. Hiện, 1.500 con cá nhà chị Trang tiêu tốn 300kg thức ăn/ngày, tương đương 2 triệu đồng (cá lưới bao là 7.000 đồng/kg, cá cào 5.000 đồng/kg). Thời điểm gia đình nuôi nhiều nhất là 7.000 con, chi phí thức ăn hết hơn 10 triệu đồng/ngày. Nếu hôm nào không có ghe về, không mua được cá làm thức ăn. Cá bớp có thể nhịn ăn vài ngày vẫn sống khỏe.


    Năm 2017, khi cá bớp đạt giá cao nhất từ trước đến nay (160.000 đồng/kg), không ít hộ nuôi cá bớp ở Hòn Chuối đã có mùa cá bội thu hơn cả mong đợi. Ngoài những gia đình có thu nhập xấp xỉ tiền tỷ như gia đình chị Trang - anh Út; hộ ông Huỳnh Phon Vụ, ông Tư Phương, ông Kim Ngọc Tồn, ông Kim Ngọc Tuấn, ông Kim Ngọc Của… đều có thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng nhờ nuôi cá bớp.

    Bám biển - nuôi hy vọng

    Có vượt biển ra với các bè cá, nghe người nuôi cá bớp kể chuyện mới biết, để có những lứa cá chất lượng, năng suất cao, người nuôi cá cực khổ trăm bề. “Sóng yên thì khỏe, sóng to thì cực vì giật các hộc cá, di chuyển để chăm sóc cá gặp rất nhiều khó khăn”, anh Út chia sẻ trong lúc cố gắng giữ để tôi có thể đứng vững được, trên các hộc cá liên tục tròng trành bởi sóng gió.

    Cách đất liền khoảng 3 tiếng quá giang ghe ngư dân đi biển mới tới đảo, cuộc sống của những người nuôi cá bớp ở Hòn Chuối gói gọn trên những chiếc xuồng và căn chòi tạm trên bè cá, 24 giờ mỗi ngày là 24 giờ lênh đênh cùng sóng gió. Tổ ấm của họ chính là những chiếc xuồng đi mua cá mồi với không chỉ chỗ ngủ, bếp nấu ăn, mà còn có cả tivi, máy phát điện, dàn năng lượng mặt trời.

    Từ thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), anh Võ Văn Phong ra đảo Hòn Chuối nuôi cá bớp cũng được 6 năm. Một mình xoay xở với 6 hộc cá, vui buồn ra sao, anh đều đã nếm trải: “Chi phí để làm mỗi hộc cá đã hết cả 30 triệu đồng. Đã vậy, còn phải mua ghe để ăn ở trông coi cá nữa. Không có vài trăm triệu trong tay, không dám bày ra nuôi cá bớp đâu”.

    Minh chứng là câu chuyện về hơn chục hộ dân vay tiền để nuôi cá bớp bị thiệt hại nặng vào đầu năm 2017. Nguyên nhân do nuôi mật độ dày, lưới bị bám rong rêu nhiều, làm thiếu oxy, dẫn đến cá chết hàng loạt, bán không ai mua, người nuôi điêu đứng, nhiều hộ vay tiền để đầu tư nuôi cá, phút chốc trắng tay.

    Vẫn còn nhớ như in nỗi buồn của người nuôi cá bớp năm 2017, ông Tư Phương - Tổ trưởng Tổ Tự quản ở đảo Hòn Chuối - cũng là một trong những người đầu tiên nuôi cá bớp ở đây: “Năm 2016, có đến hơn chục hộ thất bại vì nuôi cá bớp đã bỏ lại nhà cửa trên đảo để đi Bình Dương mưu sinh, kiếm tiền trả nợ. Năm nay, gia đình ông có 10 hộc cá, nhưng ông vẫn chưa thả cá giống hết, vừa thả vừa nghe ngóng xem sao”.

    Ngồi trò chuyện trước cửa căn nhà dựng trên ghềnh đá, trong tiếng sóng xô, bọt tung trắng xóa… ông Tư Phương trầm ngâm: Những năm đầu nuôi cá bớp, người nuôi chỉ lo xoay xở tiền để đầu tư mà ít phải lo lắng về dịch bệnh, nhưng giờ đây, hiện tượng cá bị mù mắt, bỏ ăn, hay cá bị sứa cào lở da xảy ra ngày càng nhiều. Mới đây, người nuôi cá bớp ở Hòn Chuối đã “cầu cứu” Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh hỗ trợ, đưa các kỹ sư ra đảo khảo sát tìm nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục.

    Theo ông Phương, rất có thể, tình trạng cá bị bệnh mù mắt là do nguồn nước bị ô nhiễm, vì số lượng hộ nuôi cá tăng lên so với mấy năm trước, mật độ các bè cá cũng dày hơn. Bên cạnh đó, việc sứa biển bám vào các hộc nuôi cũng có thể là nguyên nhân khiến cá bị ghẻ lở, mù mắt.

    Nguồn: danviet.vn/nha-nong/ca-mau-nuoi-loai-ca-hau-doi-giua-trung-khoi-dan-doi-doi-938724.html

 

 

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •