Kết quả 1 đến 1 của 1
  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2016
    Bài viết
    1,816

    Nguy kịch từ vết đốt nhỏ do côn trùng gây ra.

    Mùa hè, thời tiết nóng bức, mưa nhiều khiến côn trùng sinh sôi mạnh và “tấn công” con người. Tuy nhiên, không ít người lại rất chủ quan xem thường khi bị côn trùng chích, đốt. Thực tế, nhiều loại côn trùng khi đốt, chích cơ thể người không chỉ gây ra các bệnh truyền nhiễm mà còn có thể dẫn đến những phản ứng nguy hiểm, tổn thương nặng đe dọa tới tính mạng.

    Nguy kịch từ vết đốt nhỏ

    Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết, vào thời điểm mùa hè, khoa thường phải tiếp nhận bệnh nhân bị côn trùng đốt, trong đó không ít trường hợp trong tình trạng rất nặng vì biến chứng.

    Tại khu điều trị, bà Phạm Thị N. (52 tuổi, ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội) kể lại: “Mới đầu trên da tôi có một vài vết sưng đỏ và ngứa, cứ tưởng muỗi đốt nên không để ý. Nhưng sau 1 tuần, vết sưng đỏ lan rộng và lở loét, đồng thời cơ thể rất mệt kèm sốt cao. Lúc này, tôi mới tới bệnh viện khám thì được bác sĩ cho biết tôi bị ấu trùng đốt, dẫn tới mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính khiến gan bị tổn thương...”.

    Theo các bác sĩ, bà N. đã mắc căn bệnh do rickettsia gây ra mà trung gian truyền bệnh là ấu trùng mò. Nguyên nhân gây nhiễm trùng nặng khởi đầu chỉ là một vết ngứa do côn trùng đốt. Đáng lưu ý, rickettsia là căn bệnh phổ biến trong mùa hè, thường gặp nhất tại các vùng ngoại thành, nông thôn có nhiều bụi rậm, nơi sinh sống của các loài côn trùng mò thuộc họ ve. Bệnh có đặc điểm là sốt kéo dài kèm theo loét ở da và nổi ban. Nhưng bệnh thường dễ bị bỏ qua do vết đốt nhỏ nằm ở những chỗ kín, khó phát hiện. Tag: Cong ty diet con trung


    Mới đây nhất, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận một bệnh nhân nữ (60 tuổi, Can Lộc, Hà Tĩnh) được đưa tới viện trong tình trạng viêm phổi nặng. Trước khi nhập viện 2 tuần, bệnh nhân đã sốt liên tục.

    Qua xét nghiệm và chẩn đoán, các bác sĩ xác định do bị ấu trùng mò đốt. Bác sĩ Cấp cho biết, hàng năm vào dịp hè, bệnh viện tiếp nhận khoảng 200 ca bệnh có liên quan tới bị côn trùng cắn, đốt. Trong đó không ít người chỉ bị những vết đốt rất nhỏ, tưởng chừng vô hại nhưng thực tế lại có thể nguy hiểm tính mạng nếu không điều trị kịp thời, cơ thể bị biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm phổi và tổn thương gan. Tag: Dich vu diet con trung

    Làm gì để phòng tránh

    Các chuyên gia y tế cảnh báo, trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 9, thời tiết nóng bức, kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại côn trùng sinh sôi, phát triển. Các loại côn trùng thường cắn, đốt người là: ruồi, muỗi, ong, kiến, nhện, ve, rết, bọ chét, bò cạp, rệp… Chúng còn là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết. Vết cắn của côn trùng ban đầu chỉ là vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với kháng nguyên từ vết đốt, cắn do côn trùng gây ra. Tất nhiên không phải loại côn trùng nào đốt cũng gây nguy hiểm cho cơ thể.

    Các nghiên cứu cho thấy, côn trùng có loại gây độc và không gây độc. Hầu hết những trường hợp bị côn trùng cắn, đốt chỉ xảy ra phản ứng nhẹ tại chỗ bị đốt như sưng nề đỏ, ngứa và đau trong vòng 48 giờ sau khi bị đốt. Tuy nhiên có khoảng 3% - 5% số trường hợp bị côn trùng cắn, đốt có thể dẫn tới những phản ứng nguy hiểm cho cơ thể.

    Trong đó cần lưu ý, khi bị một số loài côn trùng như rết, nhện, bò cạp cắn thì nọc độc của chúng có thể gây ức chế thần kinh, loét da, hoại tử da và phần mềm xung quanh vết cắn. Còn nếu bị ong hay kiến ba khoang cắn có thể bị phù, mệt mỏi, nôn, ù tai, rối loạn đông máu…

    Để phòng tránh côn trùng đốt, các bác sĩ khuyến cáo mọi người khi ngủ cần mắc màn, kể cả ban ngày. Tại các nơi thường làm việc vào buổi tối dưới ánh đèn cần đóng cửa sổ hoặc cửa phải có lưới ngăn côn trùng bay vào, nhất vào mùa mưa bão. Có thể dùng thuốc bôi chống muỗi và các côn trùng khác. Khu vực nhà ở, giường ngủ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để loại bỏ nơi trú ngụ của côn trùng. Phun thuốc diệt côn trùng những bụi rậm, xung quanh khu dân cư.

    Khi bị côn trùng cắn, đốt cần phải rửa ngay vết đốt, vết cắn bằng nước sạch. Tốt nhất là dùng vòi nước xịt có áp lực mạnh rửa sạch vết thương để loại bớt vi khuẩn và các chất tiết của côn trùng. Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng, nước muối, sau đó lau bằng cồn hoặc các thuốc sát khuẩn. Vết đốt phải được rửa càng sớm càng tốt vì để quá 6 giờ thì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.

    Để giảm ngứa, sưng, nổi mẩn, có thể dùng một cục nước đá đặt lên vết cắn, đốt chừng 5 phút. Dùng muối ăn trộn với ít nước cho sền sệt rồi thoa lên vết cắn. Nếu vết đốt của côn trùng chỉ là vết đỏ, bạn có thể điều trị tại nhà, dùng nước muối sinh lý 9‰ hoặc nước vôi loãng chấm lên vết cắn ngày 3 - 4 lần, tránh kỳ cọ làm trầy da sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

    Trường hợp vết cắn đau rát nhiều, bạn cần đến khám và điều trị ở chuyên khoa da liễu. Hơn nữa, khi bị côn trùng cắn, đốt, bệnh nhân cần nhận dạng chính xác loại côn trùng cắn để báo cho bác sĩ biết, sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình điều trị.

    Nguồn: sggp.org.vn/vet-dot-can-cua-con-trung-nho-nhung-nguy-hiem-144618.html

 

 

Có thể bạn quan tâm

  1. 7 loài hoa thảo mộc giúp xua đuổi côn trùng hiệu quả.
    Bởi seo012013 trong diễn đàn Tổng hợp quảng cáo
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 04-24-2019, 01:38 AM
  2. Nhiễm trùng tiết niệu mẹ bầu xử lý ra sao
    Bởi nghianv trong diễn đàn Tổng hợp quảng cáo
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 04-04-2019, 08:06 PM
  3. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 03-18-2019, 09:30 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 01-10-2019, 02:05 AM
  5. Nuôi côn trùng trên tầng thượng giữa lòng Hà Nội
    Bởi seo012013 trong diễn đàn Tổng hợp quảng cáo
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 11-16-2018, 12:36 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •